Cơ chế tiếp mực của bút máy và hướng dẫn cách bơm mực với từng loại bút:
Có 4 phương pháp bơm mực khác nhau cho cây bút máy của bạn, trong series kiến thức này Queen sẽ giới thiệu với bạn 3 cách bơm mực và các cơ chế tiếp mực phổ thông trong bút máy.
1/ Cartridges - sử dụng ống mực
2/ Converter (piston converter- dạng xoay hút mực lên)/(Squeeze converter-dạng bóp để hút mực lên
3/ Built-in Piston & Vacuum Filling System (tạm dịch: Cơ chế tiếp mực Built-in Pít-tông, và Built-in Vacumm)
4/ Eyedroppers - tiếp mực bằng ống nhỏ
1/ Đầu tiên chúng ta sẽ đến với cơ chế tiếp mực sử dụng Ống mực:
Ưu và nhược điểm
Tuy sử dụng ống mực rất tiện những cũng có nhược điểm. Nhược điểm Đầu tiên khi Sử dụng ống mực là việc đa số nhà sản xuất mực viết máy đều giới hạn hệ màu sắc cho dòng ống mực, vì vậy màu của ống mực sẽ ít phong phú hơn so với dòng mực được đóng trong chai lọ. Nếu bạn là một người đam mê sử dụng bút máy và yêu thích sự đa dạng màu sắc của mực, thì điều này sẽ làm bạn hơi thất vọng một chút. Bên cạnh đó, dung tích của ống mực sẽ ít hơn các loại cơ chế tiếp mực khác, điều này sẽ ít nhiều gây cản trở quá trình viết đối với những bạn viết nhiều. Ngoài ra, việc sử dụng ống mực không thân thiện với môi trường cho lắm: bởi dùng ống mực được thiết kế cho việc sử dụng một lần. Tuy nhiên khi hết mực bạn có thể tái sử dụng ống mực bằng cách: lấy một ống tiêm, dùng ống tiêm cắm thẳng vào lọ mực và hút mực vào bên trong, sau đó bơm vào ống mực hiện dùng. Thế là bạn đã thành công hồi sinh ống mực của mình!
2/ Converter (ống bơm mực)
Có hai dạng converter phổ biến nhất mà bạn có thể sử dụng đó là piston và squeeze.
Cả hai loại đều hoạt động với cùng một nguyên tắc, sử dụng lực cơ học để tạo ra buồng áp xuất không khí thấp để có thể hút mực vào bên trong.
Như việc chọn ống mực, các converters đều có thiết kế độc quyền của hãng nên việc chọn converter phụ hợp cho cây bút của bạn là tối quan trọng. Tuy vậy, converters thường được kèm chung với bút máy khi mua, nên bạn hãy đảm bảo rằng không làm mất nhé.
Có hai dạng converter phổ biến nhất mà bạn có thể sử dụng đó là piston và squeeze.
Cả hai loại đều hoạt động với cùng một nguyên tắc, sử dụng lực cơ học để tạo ra buồng áp xuất không khí thấp để có thể hút mực vào bên trong.
Như việc chọn ống mực, các converters đều có thiết kế độc quyền của hãng nên việc chọn converter phụ hợp cho cây bút của bạn là tối quan trọng. Tuy vậy, converters thường được kèm chung với bút máy khi mua, nên bạn hãy đảm bảo rằng không làm mất nhé.
Đối với Converter Piston:
Đầu tiên bạn hãy gắn converter vào như cách gắn ống mực; kế đến, hãy nhúng bút vào lọ mực cho đến khi phần ngòi và phần đầu grip bút được đắm chìm trong mực….đối với piston converter, hãy vặn phần đuôi núm cho đến khi piston được xoáy hết cở xuống dưới, sau đó tiếp tục vặn phần đuôi núm để rút piston theo hướng ngược lại, lúc này, mực đã được hút vào bên trong converter. Sau khi bơm mực xong, hãy dùng khăn giấy để lâu phần đầu bút.
Converter Squeeze:
Đối với dạng converter squeeze thì lại càng đơn giản hơn, khi bạn bóp converter sẽ cho ra hiện tượng bong bóng trong lọ mực do 1 lượng không khí nhỏ được thải ra từ trong bút,; sau khi bóp converter bạn hãy từ từ thả lỏng phần bóp và ngâm bút trong lọ mực vài giây để mực có thể từ từ được hút vào bên trong; lặp lại thao tác bóp nhả trên vài lần cho đến khi không còn hiện tượng bong bóng thì đó cũng là lúc cây bút hoàn toàn đầy mực và không còn khoảng trống cho không khí bên trong. (quay thêm cảnh lau phần đầu bút)
Ưu điểm:
Converters là cơ chế tiếp mực phổ biến trên nhiều dòng bút, có thể dễ dàng mua thay thế.
Có thể bơm nhiều màu mực. Bên cạnh đó, sự tiện dụng trong việc vệ sinh ống bơm và bút là yếu tố giúp hai dạng converters trên trở nên phổ biến.
Nhược điểm:
Một số nhà sản xuất bút máy thường sẽ sản xuất converters với kích thước riêng biệt của riêng mình, nên bạn không thể thay đổi converters của các hãng bút với nhau được.
Dung tích mực trong converter cũng là một hạn chế.
3/ Cơ chế tiếp mực built in: (Built-in Piston và Built-in Vacuum)
a/ Built-in Piston Filling system (tạm dịch bằng cơ chế tiếp mực Built-in Pít-tông)
b/ Built-in Vacuum Filling System (tạm dịch: cơ chế tiếp mực built-in vacuum)
Ưu điểm:
Cơ chế tiếp mực built-in tạo điều kiện hoàn hảo để chứa trong thân bút nhiều dung tích mực hơn dạng converter rời, bởi vì thân bút đã được thiết kế để trở thành khoang chứa mực lớn.
Nhược Điểm:
Thường hai loại cơ chế tiếp mực này sẽ được tích hợp trong các loại bút có giá thành trung cao, nên vấn đề giá cả cũng là một yếu tố để để người dùng cân nhắc. Bên cạnh đó, thường độ bền của cơ chế tiếp mực Built-in Vacuum sẽ không cao bằng các cơ chế khác.
4/Bút máy với cơ chế tiếp mực eyedroppers:
Thao tác tiếp mực: đầu tiên, bạn cần phải tháo rời phần đầu và thân bút ra. Sau đó, dùng một dụng cụ có thể bơm và hút như ống tiêm/ống hút để hút mực trực tiếp từ lọ mực và sau đó xả mực lại vào bên trong phần thân bút. Cuối cùng là gắn phần đầu và thân bút lại với nhau.
Ưu điểm:
Toàn bộ phần thân bút được thiết kế để chứa dung tích mực lớn.
Nhược điểm:
Có nguy cơ mực bị rò rỉ ra bên ngoài (vì nếu tháo ráp nhiều lần, phần nhựa của bút có thể bị mòn đi khi đó mực bên trong thân bút sẽ bì chảy). Bất tiện trong di chuyển khi phải đem thêm dụng cụ bơm hút.
Sản phẩm sử dụng trong bài viết và clip:
- Mực Queen Classic Edition - 45ml
- Bút máy TWISBI
- Bút máy Pennbs
- Bút máy Moonman
-Bút máy Pilot
Nguồn:
Tham khảo từ Jet Pen